Ưu điểm Crowdsourcing

Tiếp cận vấn đề theo nhiều cách mới

Khi một doanh nghiệp hay tổ chức xem xét các vấn đề trong nội bộ, nó dễ rơi vào các kiểu suy nghĩ hiện có và đóng kín. Nó là một trong những lý do tại sao mà Steve Jobs luôn ưu tiên cho việc chưa các chuyên gia từ bên ngoài doanh nghiệp vào để thay đổi suy nghĩ về các thách thức. Việc thuê đám đông sẽ tạo nên một lợi thế lớn, bằng cách tiếp cận nhóm người rộng lớn để nhờ họ giải quyết vấn đề, một công ty có thể có thể biết được hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn cách tiếp xúc khác nhau để giải quyết một vấn đề. Một minh chứng đó là cổng thông tin của Unilever. Tại đây, họ yêu cầu các chuyên gia trên toàn thế giới đóng góp các giải pháp cho các vấn đề khó khăn từ những vấn đề nhỏ như bao bì cho đến công nghệ chế tạo sản phẩm.[28]

Đa dạng hơn về tư duy

Đưa việc cho một nhóm lớn có thể giúp mở khóa sự đa dạng về tư duy, cũng như những ý tưởng bất ngờ. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, cấp độ nhân viên nhỏ và vừa có thể không thể đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Bằng cách mời một nhóm các tình nguyện viên rộng lớn hơn tham gia cung cấp ý tưởng, một công ty có thể có quyền truy cập vào một hỗn hợp kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn[28]. Có thể thấy rõ ở ví dụ của Lego idea, cổng thông tin ý tưởng của Lego mang đến sự đa dạng hơn về tư duy. Bằng cách kêu gọi người hâm mộ gửi các ý tưởng về các bộ Lego mới, công ty có thể có được vô số ý tưởng cho việc sản xuất sản phẩm mới.[12][13]

Giảm gánh nặng quản lý

Khía cạnh quản lý của crowdsourcing khó có thể thấy được như các lợi ích khác, nhưng nó là một lợi thế lớn. Khi các doanh nghiệp đổi mới nội bộ, ở đó thường có một gánh nặng quản lý đáng kể. Nhân viên thì luôn cần phải được nhắc nhở để đóng góp và luôn cần động lực, khuyến khích để phát triển nhưng với việc thuê ngoài đám đông, một doanh nghiệp hoặc tổ chức chỉ cần đặt ra các điều khoản và điều kiện rõ ràng cho công việc, sau đó treo thưởng và mở nơi cho phép nhận các ý tưởng từ mọi người. Cách tiếp cận thực tế này tốn ít thời gian hơn các quy trình truyền thống và có thể kích thích mọi người hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có ít quyền kiểm soát đối với quá trình lên ý tưởng hơn.[28]

Tăng lượng Marketing Buzz

Marketing tập trung vào việc tối đa hóa tiềm năng của việc truyền miệng của một chiến dịch hoặc sản phẩm cụ thể thông qua các thảo luận trên nền tảng truyền thông xã hội[28]

Bởi vì nó một môi trường công cộng rộng mở và hấp dẫn, crowdsourcing có thể là cách tiếp thị tuyệt vời. Điều này không chỉ giúp xây dựng một mạng lưới người quan tâm lớn hơn mà còn mang đến cho mọi người điều để có thể bàn tán. Đây là lý do tại sao các công ty như Frito-Lay chuyển sang việc khiến công chúng tham gia các cuộc thi Do Us a FLavor của họ , yêu cầu người hâm mộ snack khoai tây gửi ý tưởng tốt nhất và kỳ lạ nhất cho hương vị snack khoai tây mới. Tại đây, họ không chỉ có cơ hội phát triển ý tưởng cho những gì có thể trở thành sản phẩm mà họ còn nhận được một lượng lớn phương tiện truyền thông cho các sản phẩm hiện có.[13][28]

Giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn

Crowdsourcing không chỉ là về việc tiếp cận những nguồn lực tốt nhất mà còn về việc tìm kiếm ý tưởng càng nhanh càng tốt. Khi các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong nội bộ, họ sẽ bị hạn chế bởi tốc độ làm việc của nhân viên. Bằng cách mời một nhóm người tham gia vào quá trình rộng hơn, các công ty có thể có những gì mình cần trong thời gian ngắn hơn. Đối với các dự án nhạy cảm với thời gian như nghiên cứu y tế hoặc các bản sửa phần mềm hệ thống khẩn cấp, thời gian tạo nên sự thành công của dự án.[28]

Nguồn dữ liệu khách hàng phong phú

Việc thuê đám đông cung cấp cho tổ chức cái nhìn chi tiếp hơn những người tham gia và cũng có thể là chính khách hàng của họ. Như Starbucks, với cổng thông tin Ideas.starbucks.com, crowdsourcing không chỉ là cách để có được những ý tưởng mới tuyệt vời. Bằng cách thu thập và phân tích thông tin những người tham gia, họ cũng có thể thu thập thông tin hồ sơ khách hàng và những vấn đề doanh nghiệp quan tâm như nhân khẩu học, phương tiện truyền thông người dùng tham gia, hơn thế nữa đề xuất của họ cũng chính là thị hiếu và sở thích của họ trong mong muốn cải thiện Starbucks.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Crowdsourcing http://www-personal.umich.edu/~ladamic/papers/task... http://www.crowdsourcing-blog.org/wp-content/uploa... http://reports.crowdsourcing.org/editorial/a-brief... https://www.braineet.com/blog/crowdsourcing-benefi... https://www.forbes.com/sites/chancebarnett/2014/08... https://www.forbes.com/sites/netapp/2013/06/06/cro... https://timesofindia.indiatimes.com/deals/-ma/Appi... https://www.nytimes.com/2009/02/08/magazine/08wwln... https://www.onespace.com/blog/2015/07/crowdsourcin... https://ideas.starbucks.com/